Đi chăn ngựa cũng ngộ ra được mấy cái hay ho để áp vào chăn trẻ con. Dạy ngựa không được thuần tình cảm mà cần phải thị uy trước. Build bằng tình cảm hoàn toàn thì nó nhờn và coi mình chỉ như nó, thành thử quát k nghe, đe k sợ, càng nịnh bợ nó càng làm cao. Chiều con vô lối kiến tạo nên mấy đứa nhỏ mất dạy. Dạy con theo lối me Tây nửa mùa rất dễ gặp. Build bằng thị uy hoàn toàn thì nó chỉ sợ mình, và chỉ nghe lời mình khi mình cầm roi. Nó sợ mình như sợ cọp. Và tất nhiên là đòn roi tới 1 mức độ nào đó, nó sẽ bật, hoặc là cắn, hoặc là húc, hoặc là đá. Hoặc là cả 3. Dạy con mà chỉ biết đòn roi cho nghe lời thì kiến tạo nên 1 đứa nhỏ lì lợm, và tới lúc nào đó, khi ngọn roi của cta k còn doạ nạt đc nó nữa, thì có khi nó sẽ giật roi và quất ngược lại mình. Hoặc cũng có thể nó k quất. Nhưng chắc chắn nó sẽ chỉ ghét, hoặc sợ mình, chứ k có tôn trọng. Mà đã k tôn trọng rồi thì mối quan hệ đứt gãy chỉ là vấn đề thời gian. Build vừa thị uy vừa tình cảm là ngon nhất. Mới đầu đời ( mới dắt về ) thì nên nghiêm khắc ( cứng rắn ) để nó biết tao là bố ( chủ ) mày. Và mày đang ở trong nhà ( chuồng ) của tao, phải có tôn ti trật tự. Nếu mày đòi hỏi vô lí, la hét, quậy, gào, ăn vạ, cào cấu, đánh ( hất, đá, cắn ) thì mày sẽ ăn đòn quắn đít. Và sẽ quắn đít tiếp cho tới khi nào mày nhận ra được rằng mày đang hư, và roi là giới để cho này biết sai mà sửa. Nếu mày ngoan, k quậy phá, k chơi ngu, k hại người, k tự huỷ thì chẳng cần tới roi ( giới ) nữa. Lúc này thì tình cảm vào nó càng gắn bó sâu đậm hơn. Người có giới, ngựa có roi. Có giới thì đi đúng, có roi thì nên người. Cần dịu dàng, nên dịu dàng. Cần cứng rắn, phải cứng rắn. Phật pháp từ bi vô lượng sao phải cần tới Mật Tích hộ pháp cầm chuỳ kim cang? Để thằng nào láo nháo chơi ngu ăn chuỳ cho tỉnh lú mà thoát khỏi đường mê. Ác đúng lúc là thiện mà thiện k đúng chỗ thì thành dung dưỡng cho cái ác sau này.